tẩm gỗ áp lực


Tẩm gỗ bồn áp lực chân không

QUY TRÌNH VẬN HÀNH BỒN TẨM GỖ

   I -  ĐẶC  TÍNH KỸ THUẬT

  - Thể tích bồn tẩm                 :  Vtt       =  9 – 12 M3

            - Aùp suất làm việc lớn nhất    :   Pmax   =  8 kg/cm2

            - Môi chất làm việc                  :     Hóa chất nước lạnh

            - Chế độ làm việc                    :     Tự động bơm nước khi có áp lực

            - Kết cấu nắp với thân bồn      :     Bích xoay – đóng mở nhanh

http://ban247.vn//img/chungloaisanpham/thiet-bi-tam-go-ap-luc.jpg

II – QUY TRÌNH VẬN HÀNH

Qui trình ngâm tẩm gỗ chân không áp lực là gì?

Ngâm tẩm gỗ chân không áp lực là phương pháp phổ biến được áp dụng trong công nghiệp. Gỗ trước khi được ngâm tẩm bằng công nghệ này cần phải có độ ẩm nhỏ hơn 30% (điểm bão hòa thớ gỗ). tẩm gỗ chân không áp lực  phương pháp bảo quản gỗ nhằm tạo điều kiện để các dung dịch bảo quản thấm sâu vào tế bào của gỗ. Gỗ được tẩm trong bình kín chịu áp lực. Dung dịch thuốc thấm vào gỗ dưới áp lực từ 20 đến 240 kN/cm2 hoặc cao hơn. Trị số áp lực cao hay thấp phụ thuộc vào loại gỗ. Đối với gỗ khó thấm thuốc, trị số áp lực phải cao, thời gian duy trì áp lực lâu. Để tăng khả năng thấm cho gỗ khó thấm thuốc còn kết hợp làm chân không (600 - 750 mmHg) trước khi tăng áp lực, hoặc tăng áp lực và làm chân không xen kẽ nhau lặp lại nhiều lần. Cách tẩm này còn gọi là phương pháp tế bào đầy, vì thuốc không những thấm vào các tế bào mà còn choán đầy không bào.

Điều quan trọng nhất trong công nghệ ngâm tẩm chân không áp lực là giai đoạn rút chân không đầu tiên, sự điền đầy ruột tế bào gỗ trong quá trình chân không áp lực.

Bơm chân không đặc dụng hút không khí ra khỏi ống mạch và cấu trúc gỗ cần xử lý. Độ chân không càng lớn thì gỗ càng hấp thụ được nhiều dung dịch chất bảo quản. Trong khi ống mạch gỗ đang được điền đầy dung dịch chất bảo quản, chân không cần phải được duy trì. Sau đó, bơm áp lực đẩy dung dịch sâu vào bên trong gỗ với áp suất cực lớn. Kết thúc của các quá trình ngâm tẩm trên, giai đoạn chân không cuối cùng có thể áp dụng để đảm bảo gỗ không bị ướt nhỏ giọt khi được tháo gỡ ra khỏi thiết bị ngâm tẩm.

Các loại gỗ rất khác nhau về khả năng thấm hóa chất bảo quản. Điều này có nghĩa là các quá trình chân không, áp lực cần phải được áp dụng dài hơn nhiều đối với loài gỗ này (spruce) so với loài gỗ khác (pine). Hiệu quả ngâm tẩm gỗ không chỉ phụ thuộc vào khả năng thấm hóa chất của từng loại gỗ mà còn ở vị trí trên thân mỗi cây gỗ được ngâm tẩm. Thông thường ở hầu hết các loại gỗ, gỗ dác có khả năng thấm thuốc cao hơn gỗ lõi.

Quy trình vận hành tẩm gỗ tiến hành từng bước như sau :

1 – CÔNG TÁC CHUẨN BỊ :

   1.1-. Hòa thuốc : cho các loại hóa chất cần dùng vào thùng hòa thuốc ,kết hợp với lượng nước vừa đủ để hòa tan

   -  Khuấy thuốc bằng bằng động cơ có cánh khuấY

   -  Khi thuốc đã tan trong nước – Tắt động cơ

   -  Xả nước thuốc đã hòa tan xuống hầm chứa(Phía dưới móng bồn tẩm )

  -  Sử dụng bơm hút bơm nước lên bồn chứa

1.2 - Phân loại gỗ : Gỗ được phân loại tùy theo từng quy cách (To ,nhỏ dài,ngắn,dày mỏng ) để trước khi đưa  vào tẩm

-  Xếp gỗ vào xe .

-  Gỗ có cùng kích thước hoặc tương đương sẽ được tẩm cùng một mẻ.  

Không nên tẩm cùng một mẻ giữa cây gỗ lớn với cây gỗ nhỏ bởi vì như thế sẽ dẫn đến tình trạng cây nhỏ thì dư nước ,cây to chưa đủ nước

2 – VẬN HÀNH

   2.1 – Đẩy xe gỗ vào bồn tẩm

   2.2 – Đóng nắp bồn tẩm :

   - Khi đóng nắp bồn tẩm yêu cầu điều chỉnh bánh răng sao cho các rãnh của bích xoay  trùng với các khe rãnh của nêm

   - Điều chỉnh và đóng nắp lại

   - Khi nắp bồn đã vào đúng vị trí ta đóng nắp bồn bằng lực đòn bẩy của bánh răng ( hoặc ben thủy lực )

   - Nắp bồn đã được đóng chặt (Nếu bồn tẩm đóng mở bằng ben thủy lực thì không cần lắp cảo – Tăng der). Phía dưới bánh răng có 1 chiếc khóa  (Cảo – Tangder)  khóa lại – Tác dụng của khóa này chống trôi khi thực hiện công đoạn hút chân không. Công việc này được kết thúc

   2.3 – Hút chân không : Công việc hút chân không là một việc cần thiết trong  một lần tẩm gỗ

   - Mở vale của bơm hút chân không

   - Khóa tất cả các vale còn lại trên thân bồn

    - Mở bơm chân không – Bơm làm việc từ 10 – 15 phút đến khi kim đồng hồ chỉ về  vạch đỏ có chỉ số 0.5

    -  Kết thúc công việc hút chân không

   2.4 – Cấp nước thuốc vào bồn tẩm

   - Khóa Vale bơm hút chân không

   - Mở các Vale trên thân bồn

   - Bật công tắc bơm áp lực

   - Mở vale của bơm hút vào bồn tẩm

   - Khóa các vale của bơm hút vào bồn chứa

- Bật công tắc bơm hút .Thời gian này cả 2 bơm đều làm việc để cấp nước vào bồn cho nhanh. Khi nước đã đầy bồn được nhận biết qua vale xả E phía sau bồn thì phải :

            + Tắt cả 2 bơm

+ Khóa Vale xả E

+ Khóa Vale Bơm hút

+ Bật bơm áp lực ở chế độ tự động .

   - Lúc này bơm áp lực sẽ làm việc ở  áp suất 5kg/cm2 hoặc 6 kg/cm2 bơm tự động ngắt .Trong quá trình nước ngấm vào cây gỗ. Áp suất hạ xuống 3kg/cm2 hoặc 4kg/cm2 bơm sẽ tự động bơm lại

   - Bơm làm việc theo hành trình chậm dần đều .

- Thời gian tẩm gỗ cho một mẻ từ 60 đến 90 phút tùy thuộc vào kích thước  của cây gỗ dày ,mỏng,to nhỏ khác nhau

3 – Lấy gỗ ra ngoài

Khi bồn tẩm đang còn áp lực ,cần lấy gỗ ra ngoài người vận hành phải :

   - Mở Vale xả E ( Mở vale từ từ cho nước chảy nhỏ đến khi kim đồng hồ chỉ về số O )

- Mở tiếp Vale xả đáy ( vale phía dưới thân bồn tẩm ) Lúc này bồn tẩm không còn áp lực thì có thể xả nước qua cửa của bồn tẩm bằng cách mở :

   - Tháo cảo ( Tangder ) ra khỏi vị trí khóa ban đầu

   -  Mở nắp bồn ( mở từ từ )

   -  Khi hết nước trong bồn tháo nắp bồn tẩm

   -  Lấy gỗ ra ngoài

Kết thúc một lần tẩm gỗ