CẤU TẠO VẬT LIỆU GỖ


Gỗ nước ta hầu hết thuộc loại cây lá rộng, gỗ cây lá kim (như thông, pơmu,
kim giao, sam...) rất ít. Gỗ cây lá rộng có cấu tạo phức tạp hơn gỗ cây lá kim.
Cấu tạo của gỗ có thể nhìn thấy bằng mắt thường hoặc với độ phóng đại không
lớn gọi là cấu tạo thô (vĩ mô), cấu tạo của gỗ chỉ nhìn thấy qua kính hiển vi
gọi là cấu tạo nhỏ (vi mô).

7.2.1. Cấu tạo thô

Cấu tạo thô của gỗ được quan sát trên ba mặt cắt ( 1.1). Quan sát mặt cắt ngang
thân cây (1.2) ta có thể nhìn thấy: vỏ, libe, lớp hình thành, lớp gỗ bìa, lớp gỗ lõi và
lõi cây.

Vỏ có chức năng bảo vệ gỗ khỏi bị tác dụng cơ học.

− Libe là lớp tế bào mỏng của vỏ, có chức năng là truyền và dự trữ thức ăn để
nuôi cây.
− Lớp hình thành gồm một lớp tế bào s ống m ỏng có kh ả năng sinh
trưởng ra phía ngoài để sinh ra vỏ và vào phía trong để sinh ra g ỗ.
− Lớp gỗ bìa (giác) màu nhạt, chứa nhiều nước, dễ mục nát, m ềm và có c ường
độ thấp.
− Lớp gỗ lõi mầu sẫm và cứng hơn, chứa ít nước và khó bị mục mọt.
− Lõi cây (tủy cây) nằm ở trung tâm, là phần mềm yếu nhất, dễ m ục nát. Nhìn

http://ban247.vn//img/baiviet/106.jpg
toàn bộ mặt cắt ngang ta thấy phần gỗ được cấu tạo b ởi các vòng tròn đ ồng
tâm đó là các vòng tuổi.

Hàng năm vào mùa xuân gỗ phát triển m ạnh, l ớp g ỗ xuân dày, màu nh ạt, ch ứa
nhiều nước. Vào mùa hạ, thu, đông gỗ phát triển chậm, lớp gỗ mỏng, màu sẫm, ít
nước và cứng. Hai lớp gỗ có màu sẫm nhạt nối tiếp nhau t ạo ra m ột tu ổi g ỗ. Nhìn
kỹ mặt cắt ngang còn có thể phát hiện được những tia nhỏ li ti hướng vào tâm g ọi
là tia lõi.

7.2.2. Cấu tạo vi mô

Qua kính hiểm vi có thể nhìn thấy những t ế bào s ống và ch ết c ủa g ỗ có kích
thước và hình dáng khác nhau. Tế bào của gỗ g ồm có tế bào ch ịu l ực, t ế bào
dẫn, tế bào tia lõi và tế bào dự trữ.

− Tế bào chịu lực (tế bào thớ) có dạng hình thoi dài 0,3 - 2mm, dày 0,02 - 0,05
mm, thành tế bào dày, nối tiếp nhau theo chi ều d ọc thân cây. T ế bào ch ịu l ực
chiếm đến 76% thể tích gỗ.

− Tế bào dẫn hay còn gọi là mạch gỗ, gồm những tế bào l ớn hình ống x ếp
chồng lên nhau tạo thành các ống thông suốt. Chúng có nhi ệm v ụ d ẫn nh ựa
theo chiều dọc thân cây.
− Tế bào tia lõi là những tế bào xếp nằm ngang thân cây. Gi ữa các t ế bào này
cũng có lỗ thông nhau.
− Tế bào dự trữ nằm xung quanh mạch gỗ và có lỗ thông nhau. Chúng có
nhiệm vụ chứa chất dinh dưỡng để nuôi cây.

Về cơ bản cấu trúc gỗ lá kim cũng như gỗ lá r ộng, nh ưng không có
mạch gỗ mà chỉ có tia lõi và tế bào chịu lực. Tế bào chịu l ực trong g ỗ lá kim có
dạng hình thoi, vừa làm nhiện vụ chịu lực vừa dẫn nhựa d ọc thân cây.

Về cấu tạo mỗi tế bào sống đều có 3 phần: Vỏ cứng, nguyên sinh chất và nhân t ế
bào.

− Vỏ tế bào được tạo bởi xenlulo (C 6H10O5), lignhin và các hemixenlulo. Trong
quá trình phát triển nguyên sinh chất hao dần t ạo cho v ỏ t ế bào ngày càng
dày thêm. Đồng thời một bộ phận của vỏ, l ại bi ến thành ch ất nh ờn tan đ ược
trong nước. Trong cây gỗ lá rộng thường có 40 -46% xenlulo, 19-20% lignhin,
26-30% hemixenlulo.
− Nguyên sinh chất là chất anbumin thực vật được cấu t ạo t ừ các nguyên t ố: C,
H, O, N và S. Trong nguyên sinh chất, trên 70% là n ước, vì v ậy khi g ỗ khô t ế
bào trở lên rỗng ruột.
− Nhân tế bào hình bầu dục, trong đó có m ột s ố h ạt óng ánh và ch ất
anbumin dạng sợi. Cấu tạo hóa học gần gi ống nguyên sinh ch ất nh ưng có
thêm nguyên tố P.

Qua quan sát cấu trúc, gỗ thể hiện rõ là v ật li ệu không đ ồng nh ất và
không đẳng hướng, cái thớ gỗ chỉ xếp theo một phương dọc, phân l ớp rõ r ệt theo
vòng tuổi. Do vậy tính chất của gỗ không gi ống nhau theo v ị trí và
phương của thớ.