Chuyên đề: Giải pháp xử lý môi trường làng nghề gỗ Liên Trung


CÔNG TY CP CÔNG NGHIỆP THÁI DƯƠNG

Đ/C: KCN Trường An, An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội

Website: www.td-in.com; www.td-in.vn

Điện thoại: 04.37500794; Fax: 04.37502310

Email: Congnghiepthaiduong@gmail.com

---------–²—-----------

Hà Nội , ngày  6   tháng  9   năm 2014

CHUYÊN ĐỀ: GIẢI PHÁP XỬ LÝ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG CHO LÀNG NGHỀ CHẾ BIẾN GỖ LIÊN TRUNG

 

1. Giới thiệu về làng nghề Liên Trung

Liên Trung nằm trên dải đất ven sông Hồng, xã Liên Trung (huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội) được nhiều người biết đến với nghề sản xuất, chế biến lâm sản. Hiện cả xã có hàng trăm xưởng sản xuất, chế biến gỗ lớn, nhỏ, cung cấp hàng vạn mét khối sản phẩm cho ngành xây dựng cả nước. Những ngày đầu khởi nghiệp làm nghề gỗ chỉ là các hộ nhỏ lẻ tự mở xưởng sản xuất, chế biến gỗ rất thô sơ, không có máy móc hiện đại như bây giờ. Đến nay, làng nghề ngày một phát triển mạnh mẽ, giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động của địa phương và các tỉnh, thành lân cận. Làng nghề chế biến gỗ có vai trò rất lớn đối với kinh tế của địa phương, nâng cao thu nhập cho người dân, góp phần xây dựng nông thôn mới.

            Xã Liên Trung có 2 thôn là thôn Trung và thôn Hạ - cả 2 đều làm nghề chế biến lâm sản. Ở đây, hộ sản xuất lớn, đầu tư máy móc và nhà xưởng lên tới hàng tỷ đồng, hộ sản xuất nhỏ cũng đầu tư từ vài chục đến cả trăm triệu đồng. Nhờ nghề này mà nhà cao tầng trong xã mọc lên san sát, tỷ phú ở xã không hiếm, nhất là lứa tuổi 30-45 tuổi. Đây là lực lượng chính rất năng động trong việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm nghề gỗ để phát triển sản xuất ở Liên Trung.

            Nhờ thuận lợi về mặt địa lý, là cửa ngõ của Thủ đô, sát đường Quốc lộ 32, Liên Trung là nơi tập kết gỗ từ nhiều nơi nên giá gỗ ở Liên Trung rẻ hơn những nơi khác. Làng nghề ngày một phát triển do sản phẩm ở đây có lợi thế cạnh tranh cao về giá cả và chất lượng.

            Khoảng 10 năm trở lại đây, làng nghề của xã đã có bước phát triển vượt bậc, nông nghiệp chỉ còn chiếm 13% trong cơ cấu kinh tế. Hiện tại, được sự quan tâm của chính quyền địa phương, làng nghề chế biến lâm sản Liên Trung đã được phân khu đất 3,3ha để tập trung sản xuất, chế biến gỗ, tuy mới chỉ là bước đầu nhưng khiến người dân làm nghề gỗ rất phấn khởi. Nhưng vẫn còn khoảng 50% số hộ dân chưa được bố trí mặt bằng sản xuất.

2. Hiện trạng môi trường tại làng nghề Liên Trung.

Bên cạnh những thành quả kinh tế mà Liên Trung đã đạt được thì những vấn đề về môi trường cũng đang dần trở nên nhức nhối đối với đời sống của người dân trong làng.

Qua khảo sát thực tế cho thấy nguồn gốc gây ô nhiễm môi trường không khí chủ yếu từ quá trình phun sơn hoàn thiện sản phẩm, quá trình cưa, cắt, xẻ gỗ. Đặc biệt trong quá trình chà tay lượng bụi mịn phát sinh rất nhiều và việc thu giữ, xử lý nó lại không hề đơn giản.

Các hệ quả của ô nhiễm môi trường;

Các chất thải phát sinh tại làng nghề đã và đang gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, tác động trực tiếp tới sức khỏe người dân và ngày càng trở thành vấn đề bức xúc.

Ô nhiễm môi trường làng nghề là nguyên nhân gây ra các dịch bệnh cho người dân đang lao động và sinh sống tại chính làng nghề. Tỷ lệ người mắc bệnh tại các làng nghề đang có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây, tập trung vào một số bệnh, như: các bệnh ngoài da, bệnh đường hô hấp, tiêu hóa, thần kinh, bệnh phụ khoa và các bệnh về mắt… Ô nhiễm môi trường làng nghề còn gây ảnh hưởng trực tiếp tới các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của chính làng nghề, gây ra những tổn thất kinh tế không nhỏ và dẫn đến những xung đột môi trường trong cộng đồng.

3. Đề xuất các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm.

a. Biện pháp quản lý

Một là, hoàn thiện thể chế, tăng cường tổ chức thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường làng nghề. Trong đó chú trọng việc tiếp tục hoàn chỉnh hệ thống chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường làng nghề, xây dựng văn bản quy phạm pháp luật riêng cho vấn đề bảo vệ môi trường làng nghề, đồng thời xây dựng các quy định về vệ sinh môi trường phù hợp với các cơ sở sản xuất trong làng nghề. Quy hoạch không gian làng nghề gắn với bảo vệ môi trường theo hai loại hình chính là tập trung theo cụm công nghiệp nhỏ và quy hoạch phân tán tại chỗ, cần có những mô hình quy hoạch cụ thể phù hợp với tính chất làng nghề và đặc điểm địa phương.

Hai là, tăng cường công tác quản lý và hoạt động giám sát môi trường chặt chẽ, áp dụng các công nghệ xử lý chất thải đi đôi với hạn chế phát triển mới.

Ba là, khẩn trương có các giải pháp xử lý đối với các hộ đang gây ô nhiễm nghiêm trọng

Bốn là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho chủ cơ sở sản xuất, người lao động và cả cộng đồng dân cư tại các làng nghề về bảo vệ môi trường. Vấn đề đặt ra là phải mở rộng và đa dạng các hình thức tuyên truyền cho phù hợp với từng đối tượng, địa bàn góp phần tạo nên sự nhất trí trong nhận thức và hành động bảo vệ môi trường vì mục tiêu phát triển bền vững.

Năm là, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội tham gia bảo vệ môi trường nói chung, bảo vệ môi trường làng nghề nói riêng,. Cần đa dạng hóa các nội dung hoạt động bảo vệ môi trường như phát động các phong trào thi đua, lồng ghép nhiệm vụ bảo vệ môi trường; tham gia xây dựng và gương mẫu thực hiện hương ước, quy ước của cộng đồng dân cư gắn với nội dung bảo vệ môi trường; thông qua hoạt động giám sát tại chỗ để phát hiện những vi phạm về môi trường trong các cơ sở sản xuất, các hộ gia đình làm nghề kiến nghị cơ quan chức năng xử lý...

Sáu là, xây dựng các mô hình điểm bảo vệ môi trường làng nghề và nhân rộng các mô hình này, như: mô hình khu dân cư tự quản bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế hộ gia đình gắn với bảo vệ môi trường,... Mặt khác, khuyến khích tăng cường và đa dạng hóa đầu tư tài chính tạo cơ hội cho làng nghề có thể chủ động tháo gỡ khó khăn bảo vệ tốt môi trường làng nghề.

b. Biện pháp công nghệ

Áp dụng các công nghệ xử lý chất thải nhằm hạn chế, xử lý các tác nhân gây ô nhiễm môi trường không khí. Việc áp dụng các công nghệ xử lý cần có sự tư vấn, hộ trợ từ chính quyền, đoàn thể, các tổ chức, đơn vị chuyên trách có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực môi trường.

Các giải pháp công nghệ đưa ra phải phù hợp với điều kiện thực tế của các hộ sản xuất.

4. Giới thiệu một số thiết bị xử lý bụi.

a. Thiết bị xử lý bụi sơn:

Nguyên lý làm việc:

- Trong quá trình sơn luợng sơn bay ra rất lớn, do vậy sử dụng tháp phun sơn để tạo áp lực hút bụi sơn qua tháp lọc.

Tháp lọc sử dụng màng nuớc để dập bụi, khí sạch còn lại theo đuờng ống khói đi ra ngoài khu vực sơn.

- Khi hút sơn yêu cầu cần phòng kín, sử dụng lọc không khí tự nhiên cấp nguợc lại cho khu vực sơn. 

Việc này nhằm tránh không cho bụi bẩn bay vào khu vực sơn nhằm nâng cao chất luợng của sản phẩm sơn.

Thiết bị thu bụi sơn kiểm hai màng nước được công ty thái dương phân phối và bán ra toàn quốc.

Thiết bị đã đạt hiệu quản rất tốt và giá thành rẻ.

 

b. Thiết bị xử lý bụi gỗ.

Nguyên lý: Dòng khí và bụi được chặn lại bởi màng hoặc túi lọc; túi ( màng này có các khe lỗ nhỏ cho các phân tử khí đi qua dễ dàng nhưng giữu lại các hạt bụi. Khi lớp bụi đủ dày ngăn cản lượng khí đi qua ta tiến hành rung dũ hoặc thổi ngược bằng khí nén.

Hiệu suất lọc của túi vải có thể đạt >= 98%.

Tùy vào tưng đặc điểm của loại bụi cần thu hồi, công ty Thái Dương đã áp dụng sản xuất ra 2 loại thiết bị chủ yếu như sau:

-       Loại công suất vừa và nhỏ (2hp – 7hp ): thiết bị lọc bụi túi di động. Loại này có ưu điểm là thuận tiện khi sử dụng, có thể di chuyển tới mọi nơi nhờ hệ thống bánh xe lăn.

-       Loại công suất lớn: Thiết bị lọc túi dùng khí nén để rung rũ bụi. Ưu điểm của loại này là đã được thiết kế hoàn toàn tự động từ khâu dũ bụi tới khâu vận chuyển bụi.

Ứng dụng: Hút bụi gỗ, bụi chà nhám, bụi sơn…

 

Xin Cảm Ơn!