Quét sơn là phương pháp thủ công dùng công cụ là chổi lông thấm sơn hoặc chất màu quét đều trên bề mặt, tạo thành màng sơn bằng phằng, đồng đều. Gia công bằng phương pháp quét đơn giản, thuận tiện, thông dụng.
Phương pháp quét chủ yếu dùng để nhuộm màu nền, sơn lót và điểu chỉnh màu. Sau đây chỉ giới thiệu phương pháp quét dùng trong công nghệ sơn.
Ảnh: Kỹ thuật quét sơn gỗ
Phương pháp dùng chổi quét sơn sau khi bề mặt gỗ đã được xử lý như quét phủ, điền đầy, nhuộm màu,…Khi quét sơn phải theo nguyên tắc trước ngang, sau đứng, từ trước đến sau, từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài, từ dễ đến khó.
- Khi sơn đồ gỗ lắp ráp hoản chỉnh phải tháo rời những bộ phận có thể tách ra, sau đó dùng bông hoặc vải lau sạch dầu mỡ, bụi,…
- Sơn phải pha chế theo tỷ lệ, khuấy đều, rồi lọc qua rây đồng số 120 – 140 hoặc qua vải màu 2 – 8 lớp, sau đó đựng vào bình khác.
- Chổi lông trước khi sử dụng nên nhúng vào dung môi loãng để làm ướt, trước khi sử dụng quét đi những dung môi còn loãng dư.
- Độ sâu nhúng sơn của chổi lông không quá 2/3 độ dài lông là thích hợp. Sau khi nhúng sơn phải chấm vào thành bình đựng sơn để loại trừ sơn thừa, sau đó mới quét.
- Khi quét sơn, cần theo nguyên tắc: trước ngang, sau đứng để sơn triển khai đồng đều, cuối cùng theo đường vân gỗ. Giữa hai lớp quét sự trùng lặp bằng 1/3 độ rộng. Tay cầm chổi nghiêng góc 450 .
- Tốc độ vận hành của chổi dù là quét ngang hay quét dọc đều phải nhanh chậm như nhau, dùng lực đồng đều, như vậy mới đảm bảo độ dày, mỏng như nhau.
- Khi quét thẳng góc, chấm sơn không quá nhiều, lớp sơn không quá dày, quét nhanh một chút, đề phòng sơn chảy.
- Để đề phòng sinh ra bọt khí, thô, vết chổi, không được quét đi quét lại nhiều lần.
- Khi quét nhiều lớp, cần phải để màng sơn cũ thật khô mới quét lên lần nữa, nếu không sẽ sinh ra vết nứt, bọt khí,…
- Nơi gia công phải có không khí lưu thông, nhưng sức gió không quá lớn, nếu không sẽ sinh ra vết nhăn, nhấp nhô không đều.