QUY TRÌNH THỰC HIỆN PHUN SƠN TRONG BUỒNG PHUN SƠN TĨNH ĐIỆN


QUY TRÌNH THỰC HIỆN PHUN SƠN TRONG BUỒNG PHUN SƠN TĨNH ĐIỆN

, 
quy trinh thuc hien phun son trong buong phun son tinh dien

Công nghệ sơn tĩnh điện (Electro Static Power Coating Technology) là công nghệ hiện đại được phát minh bởi TS. Erwin Gemmer vào đầu thập niên 1950. Tại Việt Nam, công nghệ phun sơn tĩnh điện càng ngày càng trở nên phổ biến hơn. Để hiểu rõ hơn về công nghệ hiện đại này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu quy trình thực hiện phun sơn trong buồng phun sơn tĩnh điện nhé.

Giới thiệu chung của quy trình công nghệ sơn tĩnh điện

  • Thiết bị chính là súng phun và bộ điều khiển tự động, các thiết bị khác như buồng phun sơn và thu hồi bột sơn, buồng hấp bằng tia hồng ngoại tuyến, máy nén khí, máy tách ẩm khí nén các bồn chứa hóa chất
  • Các vật liệu thích hợp để sơn tĩnh điện là thép, nhôm, thép mạ kẽm, magie, nhôm, kẽm và đồng thau.
  • Phương pháp tĩnh điện tạo một lớp phủ lên bề mặt của chi tiết và đem nung nóng. Bột phủ sẽ chảy và tạo nên một lớp bề mặt có liên kết tốt.  
  • Phương pháp sơn tĩnh điện không dùng các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi. Nên ta hoàn toàn không cần đến các thiết bị phân hủy VOC tốn kém nhiên liệu như lò thiêu hoặc các thiết bị hấp thụ carbon.
  • Những hạn chế lớn nhất khi áp dụng kỹ thuật sơn tĩnh điện là chỉ áp dụng được cho những vật phẩm bằng kim loại, kích cỡ của chi tiết cũng cần phải phù hợp đủ để cho vào trong lò và màu sắc các mẻ phải đồng nhất cũng như phải phù hợp màu với các loại sơn thông dụng khác.  

quy trinh thuc hien phun son trong buong phun son tinh dien

Giới thiệu chung của quy trình công nghệ sơn tĩnh điện

Quy trình thực hiện phun sơn trong buồng phun sơn tĩnh điện

  • Xử lý bề mặt sản phẩm trước khi sơn
  • Hầu hết các sản phẩm trước khi đưa vào phun sơn đều phải trải qua bước xử lý bề mặt. Đặc biệt, phần lớn các sản phẩm là đồ kim loại. Việc xử lý không chỉ giúp bạn loại bỏ các gỉ sét, dầu mỡ công nghiệp bám dính trên sản phẩm mà còn giúp sơn bám dính tốt hơn, bề mặt mịn hơn, thẩm mĩ tốt hơn.
  • Thực hiện đưa sản phẩm qua hệ thống balang điện theo thứ tự vào các bể hóa chất theo từng mục đích như: bể axit tẩy rỉ sét, bể rửa nước, bể chứa hóa chất định hình bề mặt.

Sản phẩm phải được làm khô trước khi sơn. Lúc này, lò sấy khô sản phẩm có chức năng sấy khô hơi nước để nhanh chóng đưa sản phẩm vào công đoạn sơn.

  • Sơn sản phẩm

Sản phẩm sau khi xử lý hóa chất và sấy khô sẽ được đưa vào buồng phun và thu hồi sơn.

Bột phủ sẽ đi qua súng sơn tĩnh điện nhằm tích điện tích dương (+). Trong phòng sơn, vật sơn được cho nhiễm điện tích âm (-) nên khả năng bám dính của sơn lên bề mặt kim loại là nhờ lực tĩnh điện.

Chính vì vậy, buồng phun sơn còn thu hồi lượng bột sơn dư. Bột sơn được thu hồi sẽ được trộn thêm vào bột sơn mới để tái sử dụng. Phần thu hồi này là đặc tính kinh tế ưu việt của sơn tĩnh điện.

  • Buồng phun sơn có 2 loại:
  • Buồng phun đơn: Sử dụng 1 súng phun, vật sơn được treo, móc bằng tay vào buồng phun.
  • Buồn phun đôi, đối xứng: Vật sơn di chuyển trên băng tải vào buồng phun, 2 súng phun ở 2 phía đối diện phun vào 2 mặt của sản phẩm. Để sơn và thu hồi bột sơn, ta cần có thiết bị phun sơn tĩnh điện, và một hệ thống cấp khí gồm máy nén khí và máy tách ẩm.
  • Sấy định hình và hoàn thiện sản phẩm

Sau khi tiến hành phun xong, bạn sẽ đưa sơn vào sấy khô trong buồng phun và thu hồi sơn. Công đoạn sấy khô này sẽ giúp sơn bám chắc, đều lên bề mặt hơn so với thông thường, nhiệt độ được thiết lập theo tiêu chuẩn, giúp sơn bám đều bề mặt hơn. Trong quá trình này cũng thu về lượng sơn dư để tái sử dụng.

quy trinh thuc hien phun son trong buong phun son tinh dien

Quy trình thực hiện phun sơn trong buồng phun sơn tĩnh điện

Như vậy, bài viết trên đã chỉ ra quy trình phun sơn trong buồng phun sơn tĩnh điện. Chắc hẳn, người đọc đã hiểu rõ hơn về quy trình phức tạp này. Với quy trình chặt chẽ như trên, sản phẩm sơn tĩnh điện chắc chắn sẽ đạt được chất lượng cao nhất.