Quy trình công nghệ của hệ thống phun sơn tĩnh điện


Gồm 4 bước:

   Bước 1: Xử lý bề mặt, gia công sản phẩm

  Hầu hết các sản phẩm trước khi đưa vào phun sơn đều phải trải qua bước xử lý bề mặt. Đặc biệt, đa phần các sản phẩm lại là đồ kim loại. Việc  xử lý bề mặt này sẽ giúp bạn loại bỏ các ghỉ sét, dầu mỡ công nghiệp bám dính trên sản phẩm. Để có lớp phủ sơn tốt nhất thì bạn nên thực hiện tỉ mỉ công đoạn này, sẽ giúp sơn bám dính tốt hơn, bề mặt mịn hơn, thẩm mĩ tốt hơn.

  Thực hiện đưa sản phẩm vào các bể có chứa hóa chất theo từng mục đích như: bể axit tẩy rỉ sét, bể rửa nước, bể chứa hóa chất định hình bề mặt. Sản phẩm sẽ được đưa vào từng bể thông qua hệ thống palang điện theo thứ tự các bể nêu trên.

   Bước 2: Sấy khô sản phẩm

  Sản phẩm trước khi sơn phải được sấy khô, sử dụng buồng sấy khô sẽ giúp sản phẩm được làm khô nhanh chóng trước khi đưa vào sơn. Treo sản phẩm trên xe gòng và đy vào lò sấy thông qua hệ thống băng truyền.

   Bước 3: Phun sơn

  Quy trình phun sẽ có sự xuất hiện của dụng cụ súng phun sơn tĩnh điện. Mức độ của sơn sẽ phụ thuộc tùy vào bạn pha sao cho đảm bảo nước sơn ra thành phẩm là đẹp nhất.

  Súng phun bao gồm: súng phun buồng đơn và súng phun buồng đôi hoặc đối xứng.

  Vì là bột khô nên quy trình phun sơn sẽ được tác động bởi lực tĩnh điện. Sau khi phun phần dư thừa sơn sẽ còn lại và bạn có thể gom chúng lại, trộn với sơn mới để tái sử dụng. Đây là ưu điểm của công nghệ sơn bột khô này.

   Bước 4: Sấy khô

  Sau khi tiến hành phun xong, bạn sẽ đưa sơn vào sấy khô trong buồng phun và thu hồi sơn. Công đoạn sấy khô này sẽ giúp sơn bám chắc, đều lên bề mặt hơn so với thông thường, nhiệt độ được thiết lập theo tiêu chuẩn, giúp sơn bám đều bề mặt hơn. Trong quá trình này cũng thu về lượng sơn dư để tái sử dụng.